Đông trùng hạ thảo: Sâu hay Nấm?
2019-02-28 13:44:03
Nhiều anh/ chị hiện nay khi nhắc đến Đông trùng hạ thảo thì hay hỏi là “con hay cây”? Thật sự, theo phương pháp khoa học không phải như vậy.
CON HAY CÂY? SÂU HAY NẤM?
Nhiều anh/ chị hiện nay khi nhắc đến Đông trùng hạ thảo thì hay hỏi là “con hay cây”? Thật sự, theo phương pháp khoa học không phải như vậy. Nếu anh/ chị đã từng google search thông tin thì searc như thế này nhé:
– “đông trùng hạ thảo latin name”, nó ra cái tên khoa học, kết quả là “CORDYCEPS…”, có thể là cordyceps sinensis, hay cordyeps militaris hay cordyceps gì gì đó… nhưng túm lại là cordyceps.
Rồi sau đó, google tiếp mấy là “cordyceps define” (khúc này cả nhà chịu khó translate nha, có google dịch xài cũng được nha). Nghĩa là mình tìm mấy dòng định nghĩa về cordyceps, rồi coi người ta nói nó là gì… Theo kết quả mình tra thì nó là mushroom. Mushroom là con hay cây??? Thực ra Đông trùng hạ thảo được định nghĩa là một loài nấm NẤM. Đừng có nói “đông trùng hạ thảo là 1 loài sâu” nữa nha.
Vậy thế cái con sâu trong hình có ý nghĩa gì? nó là vật ký chủ của nấm đông trùng hạ thảo thôi.
LỪA ĐẢO?
Thực sự chúng ta sử dụng đông trùng hạ thảo vì dược chất và dưỡng chất bên trong nó, không phải vì nó ở Tây Tạng hay vì nó hiếm. Có nhiều thông tin cho rằng chỉ có loại từ Tây Tạng mới quý hay mới bổ là sai. Bỏ tiền triệu (hay tiền tỉ là chuyện cá nhân) ra là vì sức khoẻ của bạn và gia đình bạn, chứ chúng ta không ai đi nuốt cái viên kim cương vào bụng vì nó quý hiếm cả. Do đó, chúng ta nên biết là mua vì các dược chất mà khoa học người ta gọi tên như cordycepin, adenosin, các acid amin và nhiều dưỡng chất khác bên trong nó…
Tới đây có thể một số anh/chị sẽ thắc mắc tại sao có cái từ CORDYCEPIN, nghe sao giống cordyceps ở trên quá… vì … đó là dược chất chính, là chỉ thị, là dấu hiệu sinh hoá để xác định danh tính 1 sinh vật nào đó được gọi là “cordyceps”. Thế, nếu bạn dịch chữ “cordyceps” ở Tây Tạng ra tiếng việt là “đông trùng hạ thảo”, thì cái thứ mà các nhà khoa học nuôi trong nhà cũng là cordyceps.
Còn, có người bán cái con, có người bán cái cọng nấm. Túm lại, bán gì cũng được, miễn dược chất trong đó cao, dưỡng chất cao, nuôi trồng hay tự nhiên gì đấy thì phải an toàn, không dư lượng… là được. Thuận mua vừa bán, giá bạn mua bạc tỉ cũng được nếu bạn thấy đáng tiền.
Rồi … cordyceps sinensis hay cordyceps miliratis, cũng là cordyceps cả, khác nhau cái loài mà thôi. Mà … như mình nói ở trên, quan trọng là cái loài bạn đang dùng chứa gì, có tốt cho sức khoẻ, có cần cho sức khoẻ của bạn và gia đình bạn, có an toàn trong nuôi trồng và giá có hợp lý hay không là được.
ĂN TẠP VÀ BẢO TỒN?
Có 01 điều trong quan điểm của Hector, nhưng chỉ là quan điểm riêng, đồng ý hay không còn phụ thuộc vào cá nhân của bạn. Hector không thích bào mòn thiên nhiên, chúng mình thấy nhân văn nhất của nhân loại chính là sản xuất mô phỏng tự nhiên. Thật đáng sợ nếu chúng ta cứ càn quét thiên nhiên để phục vụ chỉ 01 loài trên trái đất được gọi là “con người”. Việc khoa học phát triển và mô phỏng được tự nhiên, tạo quy trình nuôi cấy nấm này trong nhà, giúp con người ta bớt bào mòn thiên nhiên Tây Tạng, bảo vệ môi trường và mang đến một sản phẩm giá thành hợp lý cho đại chúng hơn nhiều. Đó với chúng tôi chính là nhân văn, là phát triển.